GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀNG LÁ CHÍN SỚM TRÊN LÚA

 10:57 12/10/2021        Lượt xem: 1431

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀNG LÁ CHÍN SỚM TRÊN LÚA
Bệnh vàng lá chín sớm tuy không gây hại nghiêm trọng như các sâu bệnh hại khác, tuy nhiên nếu để bùng phát trên diện rộng sẽ trực tiếp ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và sản lượng.

1. Điều kiện phát sinh, phát triển

- Bệnh vàng lá lúa thường gây hại nặng trên các ruộng lúa xanh tốt, sạ dày hoặc bón nhiều đạm, gây hại mạnh ở vụ Đông Xuân so với 2 vụ Hè Thu và Thu Đông.

vang la chin som

- Những mảnh ruộng gần vườn cây có bị che nắng buổi sáng hoặc buổi chiều thường bị bệnh nặng hơn.

- Bệnh phát triển nặng hơn trên vùng đất phèn so với vùng đất phù sa ngọt.

2. Tác nhân gây hại

Bệnh do nấm Gonatophrgamium sp. gây hại

3. Khả năng gây hại

Bệnh thường xuất hiện và gây hại ở giai đoạn 7-10 ngày trước khi trổ cho đến khi thu hoạch.

- Trên lá khi bệnh mới xuất hiện là các đốm hình bán nguyệt nhỏ 1-3 mm, màu vàng cam. Sau đó, từ vết bệnh làm chết các mô lá thành từng sọc dài tới chóp lá màu vàng cam

la lua chuyen vang

- Trên một lá có thể xuất hiện nhiều vết bệnh. Bệnh nặng có thể xuất hiện các vết đốm trên bẹ lá. Nếu nặng thì vết bệnh trên lá bị cháy khô.

- Trên ruộng bị bệnh nặng nhìn trên ruộng có màu vàng rực giống như màu lúa chín nên còn được gọi là bệnh vàng lá chín sớm.

lua nhiem vang la chin som nang

4. Biện pháp quản lý

- Sử dụng các giống lúa khỏe mạnh, cứng cây, tán lá thẳng (nên chọn giống xác nhận)

- Vệ sinh sạch nguồn rơm rạ sau khi thu hoạch.

- Mật độ sạ ở mức vừa phải, lúa mọc thưa sẽ đâm chồi nhiều và chồi khỏe.

- Bón phân cân đối NPK, tránh thừa đạm.

- Sử dụng thuốc ở làm đòng, trước và sau khi trổ:

+ Sử dụng các gốc Mancozeb + Metalaxyl/Cymoxanil/Propineb hoặc sự kết hợp giữa Propiconazlole + Azoxystrobin để vừa giúp quản lý vàng lá chín sớm và lem lép hạt.

+ Giải pháp từ Công ty Hai Lúa Vàng:

help famer and agrimyl

Agrimyl 72 WP + Help Famer 400SC với liều lượng như sau:

* 01 gói Agrimyl 100 g pha cho bình 25L

* 01 chai Help Famer 240 ml pha cho 8 bình 25L

KÍNH CHÚC BÀ CON THÀNH CÔNG !

Tin bài: ThS Lê Thanh Hùng
Bài viết liên quan
LÚA ĐỔ NGÃ, THẤT THU LỚN - GIAI PHÁP NÀO QUẢN LÝ ???

LÚA ĐỔ NGÃ, THẤT THU LỚN - GIAI PHÁP NÀO QUẢN LÝ ???

 10:55 12/10/2021
Lúa bị đổ, ngã làm tăng chi phí do thu hoạch khó khăn hơn và giảm năng suất, tăng tỷ lệ thất thoát, chất lượng giảm do bị ướt, lên mọng.
KỲ 2 - BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỌ XÍT ĐEN HẠI LÚA

KỲ 2 - BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỌ XÍT ĐEN HẠI LÚA

 15:00 25/09/2021
Ở kỳ 1 chúng ta đã đề cập đến bọ xít đen hại lúa. Dịch hại này không mới. Tuy nhiên, cách quản lý của bà con hiện nay chưa thật sự hiệu quả, việc lạm dụng thuốc Bảo vệ thực vật giết chết thiên địch từ đó làm cho dịch này này bùng phát.
KỲ 1 - BỌ XÍT ĐEN HẠI LÚA - CÓ PHẢI DỊCH HẠI MỚI ?

KỲ 1 - BỌ XÍT ĐEN HẠI LÚA - CÓ PHẢI DỊCH HẠI MỚI ?

 14:15 24/09/2021
Bọ xít đen có thể gây hại ở các vụ lúa trong năm, tuy nhiên gây hại nặng nhất ở vụ hè thu có điều kiện thời tiết nóng và ẩm. Bọ thường gây hại nặng ở giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ đến làm đòng và thường tập trung chích hút ở mắt thân lúa.
NGỘ ĐỘC PHÈN - NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHỤC HỒI LÚA

NGỘ ĐỘC PHÈN - NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHỤC HỒI LÚA

 19:26 23/09/2021
Trong điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài làm cho các tầng đất chứa yếu tố sinh phèn dễ bị oxy hóa, dẫn đến hiện tượng xì phèn gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa Hè thu ở các vùng cát, tầng canh tác mỏng.
NGỘ ĐỘC AXIT HỮU CƠ TRÊN LÚA - NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

NGỘ ĐỘC AXIT HỮU CƠ TRÊN LÚA - NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

 12:47 23/09/2021
Trong canh tác lúa hiện nay, nông dân thâm canh tăng vụ (3 vụ/năm) dẫn đến đất không ngừng nghỉ, rơm rạ không kịp phân hủy. Do rơm rạ được phân hủy trong điều kiện ngập nước nên sinh ra các axit hữu cơ và một số khí độc như: CH4, H2S.... làm rễ lúa bị thối. Nếu thời gian rễ lúa bị thối kéo dài, rễ lúa sẽ không hấp thu đủ phân nên bụi lúa sẽ suy yếu làm cho lá lúa có màu vàng (do thiếu N), bụi lúa kém đâm chồi và lùn.
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỆNH CHÁY BÌA LÁ

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỆNH CHÁY BÌA LÁ

 14:46 16/09/2021
Bước vào thời kỳ đòng trổ, cây lúa chịu nhiều áp lực của sâu bệnh. Trong đó, bệnh cháy bìa lá nếu bà con quản lý không tốt sẽ dẫn đến thất thoát năng suất trên 50% và đặc biệt bệnh gây hại và lây lan mạnh trong điều kiện thời tiết bất lợi: âm u, mưa bão nhiều, sương mù nhiều. Vậy làm thế nào để quản lý tốt đối tượng này, xin mời Quý bà con cùng theo dõi bài viết sau đây: