GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀNG LÁ THỐI RỄ CÂY CÓ MÚI (CCM)

 10:56 12/10/2021        Lượt xem: 648

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀNG LÁ THỐI RỄ CÂY CÓ MÚI (CCM)
Bệnh vàng lá thối rễ ở CCM do nhiều tác nhân như Fusarium, Phytopthora, Pythium, Rhizoctonia, nhện hại và tuyến trùng gây ra. Bệnh có thể xuất hiện nhiều vào mùa mưa và mùa nắng, tuy nhiên nghiêm trọng nhất vào đầu mùa nắng

1. Nguyên nhân xuất hiện

Tuyến trùng, nhện và rệp sáp đất là nguyên nhân chính gây ra bệnh vàng lá thối rễ CCM

Chúng sẽ tạo ra các vết thương trên bộ rễ, làm cho bộ rễ suy giảm miễn dịch, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho tổ hợp nấm (Fusarium, Phytopthora, Pythium, Rhizoctonia) xâm nhập và gây hại.

vang la thoi re ccm 3a

Ngoài ra, cũng có 1 số yếu tố khác như:

* Đất bị chua, thoái hóa

Làm giảm khả năng hấp thu các nguyên tố dinh dưỡng có trong đất, trong phân bón. Làm cấu trúc đất thay đổi, dễ bị mất nước, bị khô cứng, chất mùn, chất dinh dưỡng bị rửa trôi.

Đất khô khiến cho rễ bó chặt, úng nước khi mưa, cây không phát triển được, là lúc hệ miễn dịch của cây kém, tạo điều kiện cho các nấm, tuyến trùng gây bệnh.

* Đất sét, ít mùn

Cây trồng trên nền đất sét dễ bị úng nước, thối rễ vào mùa mưa. Khi nắng nóng thì đất khô cứng, bề mặt nứt nẻ, khiến rễ cây rất khó đâm sâu vào đất hút nước và dinh dưỡng.

* Đất khó thoát nước

Nước ngập tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật kỵ khí phát triển phân hủy các chất thành các sản phẩm lên men, chất hữu cơ độc hại gây thối rễ non. Làm cho các loại nấm và vi sinh vật gây bệnh tấn công, xâm nhập vào cây trồng.

 

2. Biểu hiện bệnh vàng thối rễ CCM

* Nhận biết trên lá, trái

Ban đầu bệnh xuất hiện thấy lá cây vẫn bình thường nhưng phiến lá ngả màu vàng cam, gân lá màu vàng nhạt và dễ rụng

- Khi gặp gió, lá già phía dưới rụng trước, rồi đến lá trên, chất lượng trái kém và bị rụng sớm. Có thể gây chết cây nếu không chữa trị kịp thời.

vang la thoi re ccm

*  Nhận biết trên rễ

Nhánh cây bị bệnh ở hướng nào thì gần như rễ cũng bị hư thối tại hướng đó. Bộ rễ bị thối từ rễ nhỏ ăn dần vào rễ lớn

- Rễ bị thối sẽ có màu nâu, vỏ rễ bóc ra khỏi phần gỗ, phía trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái. Lúc này rễ mất khả năng hấp thu dinh dưỡng và hút nước đi nuôi cây từ đó làm cành bị chết khô. Nếu bệnh nặng, gần hết rễ đều bị thối đen rồi chết, cuối cùng chết toàn bộ cây.

vang la thoi re ccm 2a
 

3. Biện pháp phòng ngừa bệnh vàng lá thối rễ cây có múi

- Biện pháp canh tác:

+ Trồng cây có múi phải lên liếp/mô cao, thoát nước tốt hoặc có bờ bao kiểm soát nước trong mùa mưa lũ.

+ Chọn giống cây sạch bệnh, tỉa cành tạo hình khi cây còn nhỏ, định kỳ cắt tỉa, loại bỏ các cành sâu bệnh, già yếu

+ Nhổ bỏ và tiêu hủy các cây bệnh nặng, không còn khả năng hồi phục.

+ Bón vôi vào đầu mua mưa để sát khuẩn, ngăn ngừa nấm bệnh và nâng pH đất giúp cây sinh trưởng tốt.

+ Thường xuyên kiểm tra vườn nhằm phát hiện thật sớm để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

- Biện pháp bón phân:

+ Tăng cường bón phân hữu cơ đã qua xử lý, các phân hữu cơ có bổ sung chủng nấm Trichoderma hoặc Baccillus…để ổn định cấu trúc, tăng kết cấu đất, tăng độ mùn, giúp đất tươi xốp và kháng được các vi sinh vật có hại trong đất.

+ Bón phân cân đối tùy theo nhu cầu phát triển của cây ở từng giai đoạn (phục hồi cây, ra hoa, mang trái)

- Biện pháp hóa học:

+ Dùng thuốc trừ tuyến trùng, rệp sáp đất và nhện hại rễ quanh vùng rễ định kỳ 2 đến 3 lần mỗi năm. Nhất là vào mùa khô

+ Dùng thuốc Agrimyl 72WP của công ty CP SHNN Hai Lúa Vàng phối trộn với thuốc trừ tuyến trùng và chất lưu dẫn thấm sâu Lực sỹ kiến càng với liều lượng như sau:

Phòng bệnh: Phun 01 gói 100g Agrimyl 72WP + 10ml Lực sỹ kiến càng pha cho bình 25L phun ướt đều cây.
agrimyl 100glskc new 2021

Trị bệnh: Pha 01 gói 100g Agrimyl và 10ml Lực sỹ kiến càng cho 100 lít nước tưới ướt đều xung quanh gốc. Tùy theo số tuổi của cây, độ rộng của mô cây mà gia giảm lượng nước phù hợp. Lặp lại sau 7 – 10 ngày.

vuon buoi dep

Phía trên có thể bổ sung dòng Kẽm Chelate để tạo áo giáp kẽm bảo về toàn diện cho cây, ngăn ngừa nấm bệnh xâm nhiễm và bổ sung Kẽm giúp cây phát triển tốt! 

CHÚC BÀ CON THÀNH CÔNG !

Tin bài: ThS Lê Thanh Hùng
Bài viết liên quan
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỨT THÂN XÌ MỦ - CHẾT NHANH TRÊN  MÍT

HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỨT THÂN XÌ MỦ - CHẾT NHANH TRÊN MÍT

 17:12 27/11/2021
Những năm trở lại đây, cây mít được bà con nhà vườn ĐBSCL mạnh dạng đầu tư. Nhiều nhà vườn đã ăn nên làm ra nhờ trồng giống mít siêu sớm, cho năng suất và giá thành ổn định. - Đi đôi với sự tăng diện tích mít hàng năm là sự gia tăng của các loài sâu bệnh hại. Và trong đó, bệnh Nứt thân xì mủ_Chết nhanh hiện đang gây hại rất nặng và phổ biến trên các vườn mít, chúng ngày càng lây lan nghiêm trọng, làm thất thu năng suất và ảnh hưởng kinh tế của bà con rất nhiều, tỉ lệ chết cây có thể lên đến hơn 20%. Đặc biệt bệnh này không chỉ xuất hiện trên cây Mít đã mang trái mà còn xuất hiện ở cây con trồng được 1 năm tuổi.
THỐI TRÁI MÍT - NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP ???

THỐI TRÁI MÍT - NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP ???

 11:57 23/11/2021
Cây mít từ lâu được đánh giá là loại cây ăn trái ít kén đất, dễ trồng, mau cho trái và năng suất cao. Vì thế mà diện tích trồng mít ngày càng được mở rộng với nhiều giống mít ngon và cho trái siêu sớm.
GIẢI PHÁP PHỤC HỒI VÀ VỆ SINH VƯỜN CAM ĐÚNG CÁCH SAU THU HOẠCH

GIẢI PHÁP PHỤC HỒI VÀ VỆ SINH VƯỜN CAM ĐÚNG CÁCH SAU THU HOẠCH

 11:58 07/10/2021
Cây cam là loại cây cho ăn quả với giá trị kinh tế cao. Để cây cho năng suất cao, chất lượng quả tốt cần phải có kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quyết định chủ yếu đối với vườn cam. Đặc biệt đối với các giai đoạn nhạy cảm của vườn cam như giai đoạn chăm sóc cây sau thu hoạch, giai đoạn cây chuẩn bị cho ra hoa đậu quả,… cần phải có kỹ thuật chăm sóc đúng để có một vườn cam đảm bảo năng suất và chất lượng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bà con cách chăm sóc vườn cam sau thu hoạch cho vụ mùa tiếp theo năng suất vượt trội hơn.