HƯỚNG DẨN SỬ DỤNG
CÂY CÔNG NGHIỆP: Tiêu, cà phê, điều: Tưới vào gốc sử dụng 10g ( 2 muỗng cà phê)/16 lít nước tưới cho 10m2 đất trồng, kết hợp rải phân hữu cơ 1 - 2 kg/m2.
CÂY ĂN TRÁI: Thanh long, nho, cam, chanh, quýt, bưởi, nhãn, sầu riêng,...Sử dụng 30 - 40g/ bình 16 lít (nên kết hợp chất bám dính để gia tăng hiệu quả sử dụng).
LÚA, RAU MÀU: ớt, dưa leo, dưa hấu, rau ăn lá): Tưới vỏ cà phê, gốc rạ sau thu hoạch, sử dụng 50g/ bình 16 lít, sử dụng 2 bình/công.
CÔNG DỤNG
Đẩy mạnh quá trình phân hủy rơm rạ, xác bã thực vật thành phân hữu cơ dễ tiêu, giúp cho cây dễ hấp thu, tạo tơi xốp cho đất.
Bổ sung các thành phần vi lượng thiết yếu cho cây trồng, giúp rễ khỏe, ngăn ngừa vàng lá, rụng lá, chống rụng trái non do thiếu vi lượng.
Cung cấp vi sinh vật có lợi cho đất, cân bằng hệ vi sinh vật trong đất.
Tạo mùn cho đất, chống thoái hóa đất, giúp cây khỏe, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường.
Nguyên liệu nấm Trichoderma là loại nấm có thể hạn chế các hiện tượng vàng lá, thối rễ, chết nhanh, chết chậm,...
Dùng làm men vi sinh phân giải, ủ rơm ra phân hữu cơ, vỏ cà phê, mụn dừa, than bùn, phân chuồng,... để sản xuất phân hữu cơ.
CÁCH TRỘN PHÂN HỮU CƠ
Dùng 500g/ 50 lít nước cho một khối xác bả thực vật đã phơi khô để ủ 1 tấn
Chọn nơi cao ráo thoát nước tốt (1x1x1m), trải bạt nền, lót 1 lớp nền bằng xác bả thực vật và nén chặt, tưới vừa đủ ẩm.
Tiếp tục lót một lớp xác bả và phân động vật cao 20cm, tưới cho đủ ẩm
Lặp lại các bước trên đến khi đống ủ cao khoảng 1m. Phủ chung quanh và đậy kín bằng bao nilong
Sau vài tuần kiểm tra độ ẩm vừa đủ (50-60%), nhiệt độ ẩm (>55 độ C)
Sau 20 ngày nên đảo trộn đống ủ, bón cho cây trồng sau khi đống ủ chuyển hóa hoàn toàn